Du lịch Nam Định - về với những nét văn hóa truyền thống
Du lịch Nam Định với những nét văn hóa truyền thống
Nam Định là vùng đất giàu truyền thống văn hiến với nhiều nhà khoa bảng, danh nhân văn hóa mà dấu tích về cuộc đời, sự nghiệp còn lưu giữ thông qua các công trình đền thờ, nhà ở... Trong các giải pháp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 87/QĐ-TTg ngày 3-7-2008 có nội dung cần phát triển du lịch thăm quê hương các danh nhân văn hóa như Trạng nguyên Lương Thế Vinh, Trạng nguyên Nguyễn Hiền, nhà thơ Trần Tế Xương… góp phần vào sự phát triển của ngành Du lịch tỉnh.- khách sạn nam định
Trạng nguyên Nguyễn Hiền là danh nhân văn hóa tiêu biểu trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng từ nhỏ về tài năng thơ phú, ứng đối, thi đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi (năm Đinh Mùi 1247), ông có nhiều công trạng trong việc phò vua, giúp nước, đối phó với giặc phương Bắc, đánh giặc cỏ ở Mường La, khai hoang phục hóa, đắp đê sông Hồng… Sau khi ông mất, triều đình phong kiến và nhân dân dựng đền thờ ông trên nền ngôi nhà cũ của gia đình ở thôn Dương A, xã Nam Thắng (Nam Trực). Với những giá trị lịch sử, văn hóa, năm 1994 Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia..; Đất Thiên Bản lục kỳ xưa cũng có vị Trạng nguyên nổi tiếng Lương Thế Vinh, còn gọi là Trạng Lường vì tài năng toán học thiên bẩm của ông, là một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng “thần đồng” khắp vùng bởi tư chất thông minh, nhanh trí, thi đỗ trạng nguyên khi mới 23 tuổi. Không chỉ đóng góp nhiều công trạng với đất nước, ông còn được biết đến là người tài hoa, uyên bác về âm nhạc, giáo dục, toán học, văn học… Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh ở thôn Cao Phương, xã Liên Bảo (Vụ Bản) xây dựng trên nền nhà cũ của gia đình ông đã từng sinh sống, được công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1990.. Đặc biệt tại đền còn giữ được một tấm hình vẽ chân dung Trạng nguyên ngồi bên án thư trên gỗ quý kích thước 1mx1m..; Ở Thành phố Nam Định vẫn còn lưu giữ ngôi nhà, khu mộ nhà thơ Trần Tế Xương nổi tiếng trong văn đàn cả nước. Ngôi nhà nơi nhà thơ từng sinh sống (nay là nhà số 280, Minh Khai) được xây dựng theo kiểu hình ống, gồm hai tầng, gác trên và nhà dưới để tiện cho cụ Tú yên tĩnh đọc sách, làm thơ. Mái nhà được lợp bằng ngói múi, cánh cửa nhà thiết kế theo kiểu cửa quay. Mộ nhà thơ nằm khiêm nhường trong khuôn viên Công viên Vỵ Xuyên nơi xưa kia là sông Vị nổi tiếng trong bài thơ “Sông lấp” của thi sĩ, cũng là địa điểm hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài tỉnh mến mộ tài năng cụ Tú tìm đến mỗi khi về Thành Nam - khach san nam dinh
Nam Định là vùng đất giàu truyền thống văn hiến với nhiều nhà khoa bảng, danh nhân văn hóa mà dấu tích về cuộc đời, sự nghiệp còn lưu giữ thông qua các công trình đền thờ, nhà ở... Trong các giải pháp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 87/QĐ-TTg ngày 3-7-2008 có nội dung cần phát triển du lịch thăm quê hương các danh nhân văn hóa như Trạng nguyên Lương Thế Vinh, Trạng nguyên Nguyễn Hiền, nhà thơ Trần Tế Xương… góp phần vào sự phát triển của ngành Du lịch tỉnh.
Thực hiện chủ trương bảo tồn, tôn tạo các di tích và Quyết định 87/QĐ-TTg ngày 3-7-2008 của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, người dân trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực gìn giữ, phát triển các di tích trên. Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh mặc dù đã hơn 500 năm tuổi nhưng nhờ thường xuyên sửa chữa nên vẫn lưu giữ được những phong cách kiến trúc truyền thống. Hệ thống đồ thờ tự trong đền như nhang án, ngai thờ, kiệu, các bộ tam sự, ngũ sự, song bình, độc bình, bát hương, nậm rượu bằng nhiều chất liệu như gốm, sứ, đồng, gỗ được bảo toàn khá nguyên vẹn. Tại Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền, từ năm 1991 đến nay, với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tiến hành tu sửa nhiều lần từ lợp lại bái đường, dựng cổng, xây nhà chè, sân gạch, sân cờ tướng, vỉa đá bờ hồ sen, trùng tu cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam với trị giá hàng chục tỷ đồng, góp phần làm khang trang di tích. Ngôi nhà 280 Minh Khai, nơi nhà thơ Trần Tế Xương từng sinh sống dù trải qua gần 140 năm, bị hư hại nhiều lần bởi bom Mỹ nhưng nhờ gia đình ông Trần Ngọc Thành (là chủ nhà) nhiều lần tu sửa, giữ gìn nên hiện tại vẫn giữ được hình dáng, cấu trúc, vật liệu nguyên bản ban đầu. Để giữ gìn ngôi nhà, thời gian qua UBND Thành phố Nam Định đã chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu biện pháp trùng tu, tôn tạo. Cùng với việc bảo tồn, tôn tạo, hằng năm các địa phương có di tích đều tổ chức các lễ hội truyền thống tưởng nhớ công lao các danh nhân văn hóa như lễ hội Trạng nguyên Nguyễn Hiền được tổ chức từ ngày 14 đến 16-8 âm lịch; dâng hương kỷ niệm ngày sinh của Trạng nguyên Lương Thế Vinh vào ngày 1-8 âm lịch với các hoạt động đa dạng về phần lễ, phần hội, tổ chức nhiều môn thể thao truyền thống. Nhiều địa phương đã có sự thay đổi trong nhận thức, hành động để phát huy giá trị các di tích qua hoạt động du lịch, lễ hội truyền thống gắn với danh nhân văn hóa. Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền năm 2013, UBND huyện Nam Trực đã cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ cầu Đỗ Xá, xã Điền Xá (Nam Trực) trên Quốc lộ 21 dẫn tới đền thờ; chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất mua sắm phông bạt che mưa, nắng phục vụ du khách đến tham quan, dâng hương quan Trạng.
Thực tế phát triển du lịch thăm quê hương các danh nhân văn hóa tỉnh ta thời gian qua cho thấy, ngoài lượng du khách tập trung trong dịp lễ hội, các di tích trên còn thường xuyên đón khách đến tìm hiểu, nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tri ân công đức các bậc tiền nhân. Tuy nhiên, theo BQL các di tích, việc du khách đến thăm các quê hương danh nhân trên địa bàn tỉnh phần lớn vẫn mang tính tự phát đơn lẻ. Vì vậy, để phát triển du lịch thăm quê hương các danh nhân văn hóa, trước hết Sở VH, TT và DL cần chỉ đạo cơ quan chuyên môn tích cực tuyên truyền, nghiên cứu xây dựng các tuyến, tour du lịch. Trên địa bàn huyện Vụ Bản, ngoài Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh tại xã Liên Bảo còn có các địa chỉ như quê hương nhà thơ Nguyễn Bính ở xã Cộng Hòa, quê hương nhạc sĩ Văn Cao ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, lễ hội Phủ Dầy, chợ Viềng xuân… Còn ở huyện Nam Trực, bên cạnh Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền còn có làng nghề truyền thống hoa cây cảnh Vị Khê, xã Điền Xá, hay cầu ngói xã Bình Minh, đền Am ở Thị trấn Nam Giang được công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2012. Các điểm du lịch trên đều cách nhau không xa, thuận tiện về đường đi có thể xây dựng được tour du lịch thích hợp, có sức hấp dẫn riêng, khai thác trong cả năm với nhiều đối tượng du khách. Chung sức với ngành VH, TT và DL, chính quyền địa phương nơi có các danh nhân văn hóa cũng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, từng bước nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông dẫn vào các di tích, xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng bá về các điểm du lịch trên; nâng cao ý thức, nhận thức của người dân về phương thức làm du lịch gắn với việc bảo tồn, tôn tạo các di tích, từ đó tạo ấn tượng, thu hút du khách về thăm quê hương các danh nhân ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt ngành Văn hoá cần quan tâm hỗ trợ các địa phương trong đào tạo nghiệp vụ, kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và những người quản lý di tích, thủ từ, thủ nhang để nâng cao năng lực hướng dẫn, giới thiệu về di tích, danh nhân./.