Who Slept With Her

Short Movie

Lễ hội đền Độc Bộ - Lễ hội mùa thu giành cho khách du lịch khi về Nam Định

10/29/2013 9:58:56 AM
Lễ hội đền Độc Bộ - Lễ hội mùa thu giành cho khách du lịch khi về Nam Định

Lễ hội đền Độc Bộ - Lễ hội mùa thu giành cho khách du lịch khi về Nam Định
Lễ hội đền Độc Bộ là một lễ hội hiếm hoi diễn ra vào giữa mùa Thu. Lễ hội đền Độc Bộ được tổ chức từ 11 đến 15/ 8 âm lịch hàng năm, tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên. Lễ hội là dịp để nhân dân trong vùng tưởng nhớ ngày hiển linh của đức thánh Triệu Việt Vương. Du khách về đây sẽ được nghỉ ngơi ở những khách sạn nam định sang trọng và tiện nghi

Đền Độc Bộc thờ đức thánh Triệu Việt Vương (tức Triệu Quang Phục) người có công trong việc xây làng, lập ấp từ thủa nơi này còn hoang vu. Ông đã đến đây chiêu mộ dân phiêu bạt dạy cho họ khai khẩn đất đai. Ngoài nghề trồng cấy, người dân biết dệt chiếu, dệt vải, Ông đã tổ chức cho dân đắp đê từ Bố Hải qua miền biển Giao Thuỷ, Đại An tiến về phía nam, chạy thẳng đến Mai Giang thuộc đất Nghệ An để ngăn nước mặn, cải tạo đất. Cũng chính nơi đây đã chứng kiến Triệu Việt Vương anh dũng chống giặc ngoại xâm và ông đã trẫm mình xuống cửa biển này, quyết không để giặc bắt. Cảm phục và muốn ghi công, tôn vinh người anh hùng có công mở mang bờ cõi, hy sinh thân mình cho dân cho nước, người dân đã xây cất đền phụng thờ ông.
Đền Độc Bộ khi mới xây dựng có quy mô nhỏ, nằm sát mép sông. Đến năm 1577 thời Vua Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyên thì được chuyển đến nơi có thế đất bằng phẳng, rộng rãi, xây theo hình chữ Vương với 12 gian, sau đó được các triều đại phong kiến sửa sang nhiều lần. Trong thời kỳ xâm lược nước ta, quân Pháp đã phá đền Độc Bộ lấy vật liệu xây đồn bốt, đến năm 1957 dân làng Độc Bộ mới phục dựng lại đền. Từ đó đến nay, dân làng thường xuyên tổ chức trùng tu, tôn tạo nhiều lần bằng vật liệu mới nhưng giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc tiền chữ Nhất, hậu chữ Công. Điểm đặc biệt nhất của đền Độc Bộ là pho tượng Triệu Việt Vương được đúc bằng đồng ngồi trên bệ đá có chiều cao 1,6m, đầu đội mũ, mình tạc áo long bào chạm khắc tinh xảo mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Hiện tại, đền còn lưu giữ gần 10 đạo sắc phong qua các triều đại từ thời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783) đến thời Vua Khải Định năm thứ 9 (1924) cùng nhiều câu đối, đại tự, kiệu bát cống, bia đá…
Lễ hội thường được diễn ra trong 5 ngày. Bắt đầu từ ngày 11/8, dân chúng khắp vùng dâng lễ về tham gia tiến hành nghi thức khai hội. Vì địa danh Độc Bộ là nơi ghi dấu sự tích hóa thần thánh của Triệu Việt Vương nên lễ hội ở đền Độc Bộ không chỉ là lễ hội làng mà đã trở thành một lễ hội của vùng (liên làng), có phạm vi ảnh hưởng rộng và có sức lan tỏa ra nhiều khu vực lân cận. Rất nhiều làng thuộc địa phận hành chính huyện Ý Yên, Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Yên Khánh (Ninh Bình) hàng năm, vào mùa lễ hội này đều đến Độc Bộ dâng lễ và xin rước chân nhang thờ đức thánh Triệu Việt Vương về thờ vọng tại các khu thờ tự của làng mình. Và, mỗi khi làng sở tại mở hội, họ đều phải tới đây đặt lễ xin phép, sau đó mới về làng mình khai hội.
Ngày 13/8, tổ chức nghi thức rước của hàng tổng. Vào ngày này, các thôn như: Dương Phạm, Phạm Xá, Đoài, Đống Cao... sẽ tổ chức rước kiệu từ làng mình về đền Độc Bộ. Đi đầu đoàn rước là đội cờ ngũ sắc, cờ thần. Tiếp đến là đội phụng nghinh các cỗ kiệu bát cống do các trai đinh đảm nhận với trang phục màu đỏ, chân quấn xà cạp, thắt lưng đỏ, đầu vấn khăn đỏ. Tiếp sau là đến phường bát âm với các loại nhạc cụ cổ truyền. Theo sau là đoàn rước có đội phụng nghinh bát bửu, chấp kích, xênh tiền và hai đội tế nam - nữ quan. Kế tiếp là đoàn rước của các cụ cao niên trong làng, chức sắc địa phương, nhân dân trong vùng tới tham dự. Hai bên đường đoàn rước đi qua, người dân náo nức, trang trọng bày các mâm lễ của gia đình để bái vọng Thánh. Thời gian tổ chức lễ rước tiến hành trong buổi sáng - Nghỉ ngơi ở khach san nam dinh
Nét đặc sắc và nổi bật nhất của lễ hội này là sau khi các đoàn rước tập kết về sân đền Độc Bộ, tất cả các kiệu yên vị tại sân, hướng ra ngã ba sông. Các phụng nghinh đưa bát nhang vào đền làm lễ nhập tịch. Đúng giờ Ngọ ngày 13, tại đền Độc Bộ tiến hành nghi thức tế Tam Kỳ giang ở giữa ngã ba sông. Các xã thuộc hàng tổng như: Phạm Xá, Dương Phạm, Đoài thôn, Độc Bộ, Đống Cao cùng nhau rước kiệu lên thuyền, chèo ra điểm giữa ngã ba sông để làm lễ. Vị trí cử hành nghi lễ tại điểm giao 3 dòng nước, cách đền Độc Bộ khoảng 1km.
Sau khoảng 2 giờ tế, lễ trên sông, các đội tế Tam Kỳ giang lần lượt nối nhau quay về đền để thực hiện các nghi thức tế lễ khác. Sau đó, các đội kiệu của Dương Phạm, An Đường rước kiệu Mẫu, Ngọc Hoàng, Thổ Thần hồi miếu (trở lại làng/thôn mình). Bên cạnh các nghi thức tế lễ trang trọng được thực hiện, vào các buổi tối của các ngày hội, dân làng còn tổ chức thi hát chèo, ca trù giữa các phường hát trong khu vực về dự hội, góp phần tạo nên bầu không khí vui mừng, náo nhiệt. Ngoài phần lễ chính, phần hội ở lễ hội đền Độc Bộ cũng diễn ra khá sôi động xung quang khu điện thờ. Các trò chơi dân gian cũng được mở tại đây như múa rồng, múa sư tử, đánh cờ người, tổ tôm điếm, kéo co, vật, …
Ngày nay, những tập tục rước kiệu từ các nơi về tham dự lễ hội vẫn diễn ra, tuy nhiên để phù hợp với điều kiện xã hội và Quy chế tổ chức lễ hội truyền thống, thời gian hành hội co lại trong vòng từ 2 đến 3 ngày, một số nghi thức rườm rà đã được rút gọn. Trong đó, điểm nhấn tạo nên nét độc đáo và thu hút của lễ hội Độc Bộ là: lễ tế Tam Kỳ giang; hội đua thuyền; hội thi ca hát; hội thi cỗ và các trò chơi dân gian vẫn được tô đậm thêm tạo nên một không gian văn hóa lễ hội đặc sắc.