Who Slept With Her

Short Movie

Du lịch Nam Định

10/26/2013 8:42:44 AM
Du lịch về Nam Định

Khách sạn Nam Định - địa điểm dừng chân khi đi du lịch Nam Định
Vị trí: Thành phố Nam Định là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định, nằm ở khu vực phía bắc tỉnh, cách Hà Nội 90km về phía đông nam. Là nơi hội tụ các tuyến đường 10, 12, 21, 38, có đường sắt Bắc - Nam chạy qua, sông Đào chảy giữa lòng thành phố, điều kiện giao thông thuận lợi.

Diện tích: 46,25 km²

Dân số: 249534 người (2008)

Hành chính: bao gồm 20 phường và 5 xã ngoại thành (phường Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Cửa Bắc,Vị Xuyên, Vị Hoàng, Hạ Long, Trần Tế Xương, Trần Đăng Ninh, Năng Tĩnh, Văn Miếu, Phan Đình Phùng, Trường Thi, Trần Quang Khải, Thống Nhất, Lộc Hạ, Lộc Vượng, Cửa Nam; xã Lộc Hòa, Lộc An, Mỹ Xá, Nam Phong, Nam Vân)

Lịch sử: Thành phố Nam Định xưa thuộc huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, lộ Thiên Trường, có làng Tức Mặc-quê hương của nhà Trần, có sông Vị Hoàng và quân doanh Vị Hoàng bảo vệ cho hành cung Thiên Trường. Năm 1262, nhà Trần lập thành Nam Định, biến nơi đây trở thành trung tâm đô thị lớn thứ hai của cả nước, chỉ sau Thăng Long. Năm 1400, nhà Trần suy vong, phủ Thiên Trường mất vị trí vương đô. Đến thời Hậu Lê, lộ Thiên Trường được đổi thành Sơn Nam thừa tuyên, trị sở hành chính chuyển vào Vân Sàng (tỉnh Ninh Bình). Đời Nguyễn, cùng với việc dời trị sở trấn Sơn Nam về Vị Hoàng, vua Gia Long còn cho đắp toà thành bằng đất trên địa hạt làng Vị Hoàng và Năng Tĩnh. Dưới thời Minh Mạng, tường đất được thay thế bằng tường gạch cao 5m, chu vi 3,5km, có hào sâu bao bọc, trong thành có cột cờ dựng năm 1842. Năm 1889 một chủ đầu tư người Pháp đã đến đây xây dựng nhà máy Sợi, các chủ đầu tư khác tiếp tục cho dựng nhiều nhà máy: nhà máy Tơ, nhà máy Điện, nhà máy Nước, nhà máy Chai, nhà máy Rượu... Lĩnh vực chính thuộc về dệt và sản phẩm dệt may, đã nổi tiếng trên thế giới, đưa thành phố Nam Định trở thành "Thành phố Dệt". Thời kỳ 1965-1975 là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà; 1975-1991 là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam Ninh; 1991-1996 trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà và từ 6-11-1996, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Ngày 24 - 9-1998,thành phố Nam Định được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 183/1998/QĐ-TTg công nhận thành phố là đô thị loại II, sau chặng đường 12 năm phát triển, ngày 28-11-2011 thành phố được nâng cấp lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh theo Quyết định số 2106/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đồng thời được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng.


Đặc điểm: Thành phố Nam Định có đến 40 phố cổ mà tên phố gắn với tên nghề: Hàng Tiện, Hàng Đồng, Hàng Sắt, Hàng Thao, Hàng Đường, Hàng Giấy, Hàng Mũ, Hàng Dầu, Hàng Rượu, Hàng Thiếc… Hiện nay, phần lớn chúng không giữ được tên cổ và cũng không còn bán các mặt hàng truyền thống nhưng phảng phất dáng vẻ cổ kính và vẫn là những trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất. Hoa gạo rực trời tháng ba dọc đường Văn Miếu, ngã tư Cửa Đông, hồ Vị Xuyên được coi là loài cây tượng trưng cho sự hiên ngang, ý chí quật cường của người dân thành phố anh hùng. Cầu Đò Quan thay cho bến Đò Quan xưa, nối đôi bờ sông Đào mở ra triển vọng về một thành phố khang trang, rộng lớn hai bên sông.

Khu điểm tham quan du lịch: Khu di tích lịch sử văn hoá Trần, Bảo tàng tỉnh, cột cờ Nam Định, nhà số 7 phố Bến Ngự, khu chỉ huy sở nhà máy Dệt, bảo tàng nhà máy Dệt Nam Định, cửa hàng ăn uống dưới hầm, cửa hàng cắt tóc dưới hầm, tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đặt trước Nhà hát 3/2, công viên Vị Xuyên, công viên văn hoá Tức Mặc...

Lễ hội tiêu biểu: Lễ khai ấn đền Trần, lễ hội đền Trần-chùa Tháp...

Đặc sản: phở Nam Định, giò lụa, chè kho, bánh cuốn làng Kênh, bánh gai Bà Thi, bánh trôi, bánh chay, bánh khúc, kẹo Sìu Châu, kẹo dồi, chuối ngự...
Cái nhìn 1 góc Nam Định từ khach san Nam Dinh

một góc Nam Định nhìn từ lakesidehotel